Các mức độ an toàn sinh học bạn đã biết chưa?
Thuật ngữ biohazard là kết hợp của từ biological (sinh học) và từ hazard (nguy hiểm), và được định nghĩa như: “một tác nhân lây nhiễm, hoặc một phần của nó, thể hiện một nguy cơ thực sự hoặc tiềm tàng với sức khỏe con người, động vật và/ hoặc thực vật, trực tiếp thông qua gây nhiễm hoặc gián tiếp thông qua việc phá vỡ môi trường”. Mức độ an toàn sinh học cấp 1 tới cấp 4 được thiết lập bởi Trung tâm nghiên cứu dịch bệnh (CCD) và Viện nghiên cứu sức khỏe quốc gia Mỹ thiết lập, và là sự kết hợp của thực hành và kỹ thuật phòng thí nghiệm, thiết bị và cơ sở an toàn. Tất cả những mức độ này thích hợp đối với sự nguy hại gây ra bởi các tác nhân được sử dụng và đối với hoạt động phòng thí nghiệm.
An toàn sinh học mức độ 1
- Thực hành, cơ sở và thiết bị an toàn thích hợp đối với làm việc với các chủng vi sinh vật xác định không được biết là gây bệnh ở người trưởng thành khỏe mạnh. Phòng thí nghiệm không cần tách biệt khỏi phần đi lại chung của tòa nhà. Công việc được thực hiện chung trên mặt bàn sử dụng thực hành vi sinh chuẩn.
- Thiết kế phòng ốc hay thiết bị ngăn chặn không được yêu cầu và không được sử dụng. Nhân viên phòng thí nghiệm có đào tạo đặc biệt về các quy trình được thực hiện trong phòng thí nghiệm và được theo dõi bởi một nhà khoa học với đào tạo chung về vi sinh vật học hoặc khoa học liên quan.
- Một tủ an toàn sinh học nhìn chung không được yêu cầu đối với làm việc với những tác nhân này.
An toàn sinh học mức 2
- Thực hành, phòng bốc và thiết bị an toàn thích hợp cho các công việc được hoàn thành với một phổ rộng các tác nhân nội tại nguy hại trung bình có mặt trong cộng đồng và liên quan tới bệnh ở người ở mức độ nghiêm trọng khác nhau.
- Nó khác với an toàn sinh học mức 1 ở những điểm sau:
+ Nhân viên phòng thí nghiệm được đào tạo đặc biệt về thao tác các tác nhân gây bệnh và được chỉ đạo bởi nhà khoa học có thẩm quyền;
+ Ra vào phòng thí nghiệm bị hạn chế khi công việc đang được thực hiện;
+ Phòng ngừa nghiêm ngặt với các vật sắc nhọn lây nhiễm;
+ Các quy trình xác định trong đó chất dạng sương nhiễm hoặc vết bẩn có thể được tạo ra được thực hiện trong tủ an toàn sinh học hoặc thiết bị bảo vệ vật lý khác.
- Một tủ an toàn sinh học cấp 1 hoặc tủ an toàn sinh học cấp 2 được khuyến cáo cho công việc bao gồm những tác nhân này.
An toàn sinh học mức 3
- Thực hành, cơ sở và thiết bị an toàn thích hợp với những công việc được hoàn thành với các tác nhân nội tại hoặc bên ngoài với một tiềm năng lây truyền đường hô hấp cái mà có thể gây ra nhiễm trùng nghiêm trọng và có khả năng gây chết người.
- Sự nhấn mạnh được đặt vào các rào cản sơ cấp và thứ cấp để bảo vệ nhân viên trong khu vực truyền nhiễm, cộng đồng, và môi trường khỏi phơi nhiễm với khí sương có khả năng gây nhiễm tiềm tàng.
- Một tủ an toàn sinh học cấp 1 hoặc cấp 2 được yêu cầu để làm việc bao gồm những tác nhân này.
An toàn sinh học cấp độ 4
- Thực hành, cơ sở và trang thiết bị an toàn thích hợp cho công việc với các tác nhân bên ngoài nguy hiểm mà mang tới nguy cơ gây bệnh đe dọa sự sống cao. Có thể được truyền thông qua chất dạng sương, và đối với chúng không có vaccine hay phương pháp điều trị.
- Các thành viên của phòng thí nghiệm có đào tạo đặc biệt và kỹ càng về thao tác với những tác nhân lây nhiễm cực kỳ nguy hiểm và họ hiểu các chức năng rào cản thứ cấp và sơ cấp của thực hành chuẩn và đặc biệt, các đặc tính thiết bị bảo vệ và thiết kế phòng thí nghiệm.
- Họ được hướng dẫn bởi các nhà khoa học có thẩm quyền người mà được đào tạo và có kinh nghiệm làm việc với những tác nhân này. Đi vào phòng thí nghiệm được kiểm soát nghiêm ngặt bởi giám đốc phòng thí nghiệm. Cơ sở này hoặc là tách biệt với tòa nhà hoặc nằm trong một vùng được kiểm soát trong tòa nhà, mà nó hoàn toàn biệt lập với các khu vực khác của tòa nhà.
- Một hướng dẫn vận hành cơ sở được chuẩn bị hoặc được chấp thuận. Tủ an toàn sinh học cấp ba được yêu cầu cho làm việc với những tác nhân này.
Trên đây là các mức độ an toàn sinh học theo hướng dẫn của CCD. Chúng tôi rất hy vọng thông tin trên sẽ hữu ích cho quí khách