An toàn phòng thí nghiệm là gì? Những yêu cầu nào trong an toàn phòng thí nghiệm
An toàn phòng thí nghiệm là gì?
- An toàn phòng thí nghiệm là những tiêu chí được đặt ra để những người làm việc tại phòng thí nghiệm tuân thủ theo. Việc tuân thủ và chấp hành các nội quy, quy định đó sẽ giúp việc nghiên cứu trở nên an toàn và thuận lợi. Tránh được những rủi ro không xảy ra về người và của tại phòng thí nghiệm.
- Bất cứ một phòng thí nghiệm nào của tất cả các lĩnh vực từ sinh, hóa, lý hay nghiên cứu về y học, … đều phải đưa An toàn phòng thí nghiệm lên hàng đầu.
- Để đảm bảo an toàn, tránh những trường hợp đáng tiếc xảy ra khi làm việc trong Phòng thí nghiệm Mỗi cán bộ và nhân viên làm việc tại phòng thí nghiệm phải nắm vững các quy trình, quy phạm và tuân thủ nghiêm ngặt. Cùng với đó là việc trang bị và sử dụng các thiết bị bảo hộ lao động là điều vô cùng cần thiết.
QUY ĐỊNH CHUNG TẠI PHÒNG THÍ NGHIỆM
Sau đây là những quy định chung tại phòng thí nghiệm mà bắt buộc tất cả các bạn đều phải biết đó là:
1) Chỉ được làm thí nghiệm khi có sự hiện diện của giáo viên trong phòng thí nghiệm.
2) Đọc kỹ hướng dẫn và suy nghĩ trước khi làm thí nghiệm.
3) Luôn luôn nhận biết nơi để các trang thiết bị an toàn.
4) Phải mặc áo choàng của phòng thí nghiệm.
5) Phải mang kính bảo hộ.
6) Phải cột tóc gọn lại.
7) Làm sạch bàn thí nghiệm trước khi bắt đầu một thí nghiệm.
8) Không bao giờ được nếm các hóa chất thí nghiệm. Không ăn hoặc uống trong phòng thí nghiệm.
9) Không được nhìn xuống ống thí nghiệm.
10) Nếu làm đổ hóa chất hoặc xảy ra tai nạn, báo cho giáo viên ngay lập tức.
11) Rửa sạch da khi tiếp xúc với hóa chất.
12) Nếu hóa chất rơi vào mắt, phải đi rửa mắt ngay lập tức.
13) Bỏ chất thải thí nghiệm vào đúng nơi quy định như được hướng dẫn.
14) Nếu bạn chưa rõ vấn đề nào, hãy hỏi.
TRÁCH NHIỆM ĐỐI VỚI CÁN BỘ, NHÂN VIÊN TRONG VIỆC BẢO ĐẢM AN TOÀN PHÒNG THÍ NGHIỆM
- Mọi người làm việc trong phòng thí nghiệm đều phải được học, kiểm tra về nội quy an toàn lao động, nắm vững các quy trình, quy phạm kỹ thuật và các biện pháp đảm bảo an toàn lao động.
Phải đọc kỹ tài liệu, hiểu rõ mọi chi tiết của thí nghiệm trước lúc làm và lường trước các sự cố có thể xảy ra để chủ động phòng tránh.
- Tiến hành thí nghiệm thì cần quan sát và ghi chép kĩ các số liệu để làm bản báo cáo thí nghiệm. Sau giờ làm việc phải lau chùi, sắp xếp gọn gàng các thiết bị và dụng cụ thí nghiệm.
Lấy hóa chất, dụng cụ thí nghiệm ở đâu thì đặt lại vị trí cũ. Trước khi rời khỏi PTN cần phải kiểm tra lại PTN, khoá các van nước, đóng ngắt cầu dao điện,…
LƯU Ý NHỮNG ĐIỀU CẦN LÀM ĐỂ ĐẢM BẢO AN TOÀN TẠI PHÒNG THÍ NGHIỆM
Sau quá trình nghiên cứu và tổng hợp nhiều thông tin, Công ty Trung Sơn sẽ đưa đến bạn những lưu ý cần thiết để đảm bảo tác phong an toàn tại phòng thí nghiệm.
Quy định đối với nhân viên Phòng thí nghiệm:
- Tóc phải gọn gàng, nếu tóc dài phải buộc gọn, Móng tay phải được cắt gọn, không trang sức khi làm việc.
- Sử dụng phương tiện bảo hộ cá nhân theo quy định về an toàn lao động.
- Nhân viên phòng Hóa nghiệm tuân thủ nghiêm ngặt các quy định an toàn lao động của Nhà máy.
- Không hút thuốc trong phòng Hóa nghiệm.
- Không được sử dụng kính sát tròng khi làm việc trong phòng Thí nghiệm.
- Không ăn uống trong phòng thí nghiệm.
- Quy định về an toàn khi làm việc trong phòng thí nghiệm:
- Kiểm tra cẩn thận phương tiện, dụng cụ thí nghiệm trước khi sử dụng.
- Khi cất nước phải thường xuyên kiểm tra nguồn nước vào thiết bị, không để xảy ra cạn nước.
- Khi sử dụng xong thiết bị như lò nung, tủ sấy, bếp đun…trong phòng thí nghiệm, phải tắt công tắc thiết bị và tắt nguồn điện.
- Phòng Hóa nghiệm phải được trang bị quạt hút, vòi sen cấp cứu.
- Không đổ hóa chất nguyên vào bồn rửa dụng cụ hoặc cống xả vì như vậy sẽ gây nguy hiểm.
- Không được nhìn vào những hóa chất hoặc chất lỏng đang sôi để tránh bắn vào mắt.
- Phải nắm rõ những vị trí cần thiết để có thể thao tác một cách nhanh gọn và an toàn.
- Sau khi thao tác xong thí nghiệm rửa dụng cụ dọn dẹp về đúng nơi quy định và vệ sinh nơi làm việc luôn luôn sạch sẽ, khô ráo.
- Vệ sinh mặt bàn làm việc và nhà xưởng sau mỗi ca làm việc.
- Mang găng tay khi thu nhặt mảnh thủy tinh vỡ.
- Không để vật dụng, hóa chất trên sàn nhà, trên lối đi.
- Tất cả các sự cố trong phòng Hóa nghiệm đều được ghi chép đầy đủ vào sổ ghi nhận sự cố, và thông báo ngay cho Trưởng ca Trưởng phòng QLCL hoặc PAT.
- Trước khi ra về kiểm tra máy móc thiết bị và tắt nguồn điện
Quy định về kiểm soát hóa chất Phòng thí nghiệm :
- Hóa chất phòng thí nghiệm chưa sử dụng phải được lưu trong tủ riêng biệt.
- Hoá chất trong tủ phải được lưu trữ theo từng loại và một khu vực riêng để phân biệt.
- Phải lập sổ theo dõi hóa chất xuất nhập kho. Định kỳ thực hiện kiểm tra hóa chất lưu kho.
- Kiểm tra thường xuyên bao bì đựng hóa chất tránh xảy ra hư hỏng, gây rò rỉ, tràn đổ. Nếu bị đổ hay bể thùng hóa chất phải thu gom hóa chất ngay, sắp xếp cho dùng ngay hoặc thay bao bì mới, vệ sinh sạch phần hóa chất hóa chất còn lại đúng cách.
- Dán nhãn cho từng lọ hóa chất. Trên nhãn phải ghi nhận tình trạng của lọ hóa chất : ngày nhận, ngày mở chai, ngày hết hạn sử dụng…
- Hóa chất độc được phải quản lý chặt chẽ trong việc cấp phát : số lượng, mục đích sử dụng, người nhận. Người cho phép cấp phát hóa chất độc là Trưởng phòng QLCL.
- Phòng Hóa nghiệm phải có danh mục hóa chất độc. Danh mục được cập nhật thường xuyên.
- Quy định an toàn khi sang chiết hóa chất Phòng thí nghiệm:
- Tất cả các chai, cốc đựng hóa chất phải được dán nhãn phân biệt
- Phải kiểm tra nhãn hoá chất được trên chai trước khi rót.
- Luôn làm đầy buret dưới mắt. Đối với hoá chất độc hại phải được chiết rót trong tủ hút.
- Khi tiếp xúc, di chuyển hóa chất phải có khẩu trang phòng độc, bao tay, mắt kính.
- Khi chiết rót phải đảm bảo không làm rơi vãi hoặc tung bụi ra ngoài.
- Kiểm soát chất thải của Phòng Thí Nghiệm:
- Chất thải của Phòng thí nghiệm được kiểm soát theo quy định quản lý chất thải của Nhà máy.
- Dung dịch mẫu nguyên còn dư phải tập trung lại nơi cung cấp mẫu, trả lại cho đơn vị giao mẫu.
- Dung dịch sau khi thử mẫu thu gom về hồ xử lý nước thải.
- Hoá chất hết thời hạn sử dụng, hoá chất rơi vãi, bao bì phế thải… cần thải bỏ phải cho vào bình chứa phù hợp, có nút đậy kín, có dán nhãn với tên đầy đủ, không được viết tắt. Báo cho cơ quan quản lý để có thể tiêu hủy đúng cách.
QUY TẮC AN TOÀN ĐỐI VỚI HÓA CHẤT TRONG PHÒNG THÍ NGHIỆM
An toàn đối với hóa chất là điều cơ bản đối với phòng thí nghiệm. Ngoài những hóa chất an toàn không gây độc hại thì còn có những chất cực kì độc nếu tiếp xúc sẽ dễ gây nên ăn mòn da, bỏng da, gây mù lòa nếu rơi vào mắt và nguy hiểm hơn có thể gây cháy nổ. Vì vậy, khi thao tác với những hóa chất này phải cực kỳ cẩn thận. Cụ thể:
Thí nghiệm với hóa chất độc hại
- Như HCN, Hg, CO, Cl2, NO, NO2, H2S, HgCl2, CH3OH, Benzen, Toluen, HCHO, CH2Cl2,… Đây là những hóa chất có tại phòng thí nghiệm và được xem là rất độc hại. Khi tiến hành thí nghiệm với hóa chất này, bạn cần lưu ý một vài điểm sau:
- Không được nếm và nuốt các chất độc hại bằng miệng, thận trọng khi ngửi các chất độc hại. Không ngửi trực tiếp hóa chất mà chỉ được dùng bàn tay phẩy nhẹ hơi hóa chất vào mũi.
- Đối với thủy ngân nên đựng trong các lọ dày, nút kín và nên cho một lớp nước mỏng ở trên.
- Hạn chế, tránh hít phải hơi brom, khí clo và khí nitơ, tránh không cho bay vào mắt hoặc dây ra tay.
- Tiến hành vệ sinh tay và các dụng cụ thật sạch bằng xà phòng hoặc những chất thích hợp sau khi thí nghiệm xong.
Thí nghiệm với các chất dễ ăn mòn:
- Như Axit đặc, kiềm đặc, kim loại kiềm, photpho trắng, phenol,… là những chất ăn mòn có thể kể đến trong phòng thí nghiệm. Khi sử dụng các chất này chúng ta cần lưu ý:
- Điều đầu tiên khi tiếp xúc với hóa chất này là phải đeo găng tay bảo hộ, tránh xa không để dây vào tam người, quần áo.
- Nên dùng kính bảo hộ để tránh hóa chất bắn vào mắt.
- Không đựng axit đặc trong bình đựng quá to, khi rót không nên nâng bình quá cao so với mặt bàn.
- Khi tiến hành pha loãng axit sunfuric cần phải đổ axit vào nước mà không được làm ngược lại.
- Khi đun nóng các dung dịch dễ ăn mòn, phải tuyệt đối tuân thủ theo quy tắc đun nóng hóa chất trong ống nghiệm (hướng miệng ống nghiệm về hướng không có người).
Thí nghiệm với các chất dễ cháy, nổ:
- Chỉ được phép đun nóng hay chưng cất trên nồi cách thủy hoặc cách không khí trên bếp điện kín.
- Không để gần nguồn nhiệt, cầu dao điện và các chất dễ cháy khác
- Khi làm việc với các chất dễ gây nổ như H2, dung dịch kiềm, kim loại kiềm, axit đặc, các chất hữu cơ dễ cháy nổ,… chúng ta cần phải đeo kính bảo vệ (làm bằng thủy tinh hữu cơ) để che chở cho mắt và các bộ phận quan trọng khác trên gương mặt
- Khi đun nóng các dung dịch trong ống nghiệm phải dùng cặp và luôn hướng miệng ống nghiệm về phía không có người, đặc biệt khi nung nóng axit đặc hoặc kiềm đặc .
CÁCH SƠ CỨU CHẤN THƯƠNG VÀ NGỘ ĐỘC TRONG PHÒNG THÍ NGHIỆM
Trường hợp bị bỏng:
- Vết bỏng do dung môi dễ cháy như benzen, axeton (C6H6, CH3COCH3, ….): Dùng khăn vải, khăn tẩm nước chụp lên chỗ cháy trên người nạn nhân, sau đó dùng cát hoặc bao tải ướt dập đám cháy. Không dùng nước để rửa vết bỏng mà dùng gạc tẩm dung dịch thuốc tím (KMnO4 1%) hoặc axit picric H3BO3 2% đặt nhẹ lên vết thương bỏng
- Vết bỏng do kiềm đặc: Xút ăn da, potat ăn da (NaOH, KOH)L: Dùng nước sạch để rửa vết thương nhiều lần, sau đó rửa bằng dung dịch axit axetic 5%. Nếu kiềm bắn vào mắt thì phải rửa bằng nước sạch nhiều lần sau dung dịch axit boric (H3BO3 2%)
- Vết bỏng do axit đặc như axit sunfuric, nitric (H2SO4, HNO3…): Trước tiên rửa bằng nước sạch nhiều lần, sau dùng dung dịch amoniac 5% hoặc dung dịch NaHCO3 10%, loại bỏ các phương tiện dính axit trên vùng bị bỏng (không nên dùng xà phòng để rửa vết thương). Nếu axit rơi vào mắt thì nhanh chóng rửa kỹ nhiều lần bằng nước sạch, nước cất, nước đun sôi để nguội sau dùng dung dịch natri hydro cacbonat (NaHCO3) 3%.
- Đối với bỏng phopho: Trước tiên rửa vết bỏng bằng dung dịch đồng sunphat (CuSO4) 2%. Không dùng thuốc mỡ. Tiếp theo dùng gạc tẩm dung dịch đồng sunphat 2% hoặc dung dịch thuốc tím (KMnO4) 3% đặt lên vết thương. Vết bỏng loại này lâu khỏi hơn với vết bỏng khác, cần tránh gây nhiễm trùng.
Trường hợp bị ngộ độc:
- Ngộ độc do uống nhầm axit: Trước tiên cho nạn nhân uống nước đá, vỏ trứng nghiền nhỏ (1/2 thìa con trong cốc nước) và cho uống bột magie oxit (MgO) trộn với nước cho uống nước (29 gam trong 300 ml nước) và uống từ từ.
- Ngộ độc do hút phải kiềm (amoniac, xút ăn da…): Sơ cứu nạn nhân bằng cách uống giấm loãng (axit axetic 2%) hoặc nước chanh.
- Ngộ độc do ăn phải hợp chất của thuỷ ngân: Trước hết cần cho nạn nhân nôn ra rồi cho uống sữa có pha lòng trắng trứng. Sau đó cho nạn nhân uống than hoạt tính.
- Ngộ độc do phốt pho trắng: Trước hết cần làm cho nạn nhân nôn ra, rồi uống dung dịch đồng sunphat (CuSO4) 0,5 gam trong một lít nước và cho uống nước đá. Không được uống sữa, lòng trắng trứng, dầu mỡ vì các chất này hoà tan photpho.
- Ngộ độc vì hỗn hợp chì: Cho nạn nhân uống natri sunphat (Na2SO4) 10% hoặc magie sunphat (MgSO4) 10% trong nước ấm vì các chất này sẽ tạo thành kết tủa với chì. Sau đó uống sữa lòng trắng trứng và uống than hoạt tính.
- Ngộ độc do hít phải khí độc như khí clo, brom..(Cl2, Br2 ) cần đưa nạn nhân ra chỗ thoáng, nới dây thắt lưng, cho thở không khí có một lượng nhỏ amoniac hoặc có thể dùng hỗn hợp cồn 900C với amoniac.
- Ngộ độc do hít phải khí hiđro sunfua, các bon oxit… Cần đưa nạn nhân nằm ở chỗ thoáng, cho thở bằng oxi nguyên chất, làm hô hấp nhân tạo nếu cần thiết.
Ngộ độc do hít phải quá nhiều amoniac: Cần cho nạn nhân hít hơi nước nóng, sau đó cho uống nước chanh hoặc giấm loãng.