Các phương pháp chiếu sáng khi dùng kính hiển vi soi nổi
Một trong những cấu tạo quan trọng nhất của kính hiển vi đó là nguồn sáng, Nó có nhiệm vụ cung cấp ánh sáng chiếu vào mẫu vật giúp người sử dụng quan sát vật dưới kính. Điều đó lý giải vì sao kính hiển vi phức hợp và soi nổi nói chung được gọi là “Kính hiển vi quang học”.
Đối với kính hiển vi soi nổi,chất lượng hình ảnh và khả năng hiển thị cấu trúc mẫu vật phụ thuộc rất nhiều vào độ chiếu sáng thích hợp của mẫu. Do đó, rất nhiều loại chiếu sáng khác nhau đã được thiết kế cho kính hiển vi soi nổi.
Tương tự như kính hiển vi phức hợp, kính hiển vi soi nổi cũng có 2 loại nguồn sáng chính, đó là nguồn sáng truyền qua và nguồn sáng phản xạ với phương thức khác nhau như trường sáng, trường tối, chiếu xiên, phân cực. Bạn có thể lựa chọn cấu hình kính hiển vi soi nổi bao gồm một hoặc các phương pháp chiếu sáng nói trên.
Nguồn sáng truyền qua:
Nguồn sáng truyền qua thích hợp cho các mẫu mỏng cho phép ánh sáng xuyên qua. Nguồn sáng sẽ được tích hợp trong chân đế và chiếu sáng từ dưới lên.
- Trường sáng: kỹ thuật phổ biến nhất để quan sát các mẫu mỏng với các chi tiết có độ tương phản khá rõ ràng như phôi động vật, ký sinh trung, côn trung, mẫu mô.
- Trường tối; hai tấm gương phản xạ sẽ được đặt ở trong chân đế để chuyển hướng của ánh sáng ra khỏi mẫu vật. Kỹ thuật này được áp dụng nhiều cho các mẫu trong suốt như thủy sinh vật, côn trùng nhỏ,…
- Chiếu xiên: cũng sử dụng chính tấm gương này để hướng ánh sáng tới các góc khác nhau của mẫu vật, tạo nên các hiệu ứng bóng hay giúp quan sát các vị trí khác nhau của mẫu.
- Phân cực: để thực hiện được kỹ thuật phân cực tỏng ánh sáng truyền qua, kính hiển vi soi nổi phải được trang bị thêm hai phụ kiện: Polarizer (tấm phân cực) và Analyzer (tấm phân tích) đặt ở bên trên nguồn sáng và bên dưới vật kính. Kỹ thuật này ứng dụng cho các mẫu lưỡng chiết như tinh thể, khoáng vật, nhựa, thủy tinh, các loại sợi tổng hợp và nhân tạo.
Nguồn sáng phản xạ
Nguồn sáng phản xạ trong kính hiển vi soi nổi được cung cấp từ trên xuống hoặc từ các bên. Ứng dụng để quan sát bề mặt các mẫu dày, không cho ánh sáng xuyên qua.
- Trường sáng:
+ Nguồn sáng được tích hợp gần như thẳng đứng chiếu từ trên xuống. Kỹ thuật này sẽ cho ảnh không tạo bóng và rất hiệu quả khi quan sát các lỗ nhỏ trên bề mặt mẫu vật. Sử dụng bổ biến trong kiểm tra các chi tiết máy móc.
- Nguồn sáng từ hai bên: 2 nguồn sáng được tích hợp phía trên của vật kính và đối diện nhau và tập trung chiếu sáng vào vùng giữa mẫu vật. Ứng dụng cho các mẫu được ngâm trong các dung dịch, trong công nghiệp thì quan sát các tấm wafer, LCD hoặc lát vật liệu được mài mỏng.
- Nguồn sáng từ hai bên: 2 nguồn sáng được tích hợp phía trên của vật kính và đối diện nhau và tập trung chiếu sáng vào vùng giữa mẫu vật. Ứng dụng cho các mẫu được ngâm trong các dung dịch, trong công nghiệp thì quan sát các tấm wafer, LCD hoặc lát vật liệu được mài mỏng.
- Chiếu xiên: Nguồn sáng được thiết kế ở 1 bên hoặc 2 bên, chiếu nghiêng một góc tới mẫu vật, tạo bóng cho mẫu vật. Đèn có thể thay đổi được góc chiếu và độ cao để chiếu vào các vị trí khác nhau của mẫu và tạo tương phản khác nhau. Kỹ thuật này được ứng dụng phổ biến trong giám định tài liệu.
- Phân cực: tương tự như kỹ thuật phân cực trong ánh sáng truyền qua, cũng cần 2 bộ phận là Polarizer (gắn ở đầu nguồn sáng) và Analyzer (gắn phía dưới vật kính). Ứng dụng quan sát các mẫu lưỡng chiết, hoặc các bề mặt kim loại phản xạ nhiều ánh sáng.